Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Popular Posts

Breaking News

latest

Dropshipping 101 – phần 1: Dropshipping là gì

“ Dropshipping ” - Bất kỳ ai từng tìm hiểu về​ kiếm tiền online có lẽ đã ​nghe qua ​thuật ngữ này. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu...


Dropshipping” - Bất kỳ ai từng tìm hiểu về​ kiếm tiền online có lẽ đã ​nghe qua ​thuật ngữ này. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu cách vận hành của mô hình kinh doanh dropshipping một cách đúng đắn.

​Chính vì vậy​, ​đội ngũ EcomLeaks đã biên soạn một bài ​hướng đẫn đầy đủ về dropshipping dành cho những người mới bắt đầu. ​Bài viết này bao gồm ​giải thích khái niệm, đánh giá ưu - nhược điểm, ​cách thức hoạt động của mô hình kinh doanh này, và nếu mô hình này ​phù hợp với bạn thì làm cách nào để tìm được một sản phẩm tốt và nhà cung cấp phù hợp để thực sự vận hành nó một cách thành công. ​​

​Hướng dẫn Dropshipping 101​ ​sẽ có 2 phần:

- Phần 1: Hiểu biết rõ về Dropshipping​ trước khi tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này.

- Phần 2: Cách vận hành kinh doanh một doanh nghiệp Dropshipping như thế nào

​Ở bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào phần 1 để giúp bạn hiểu và nắm chắc được các khái niệm, cách thức hoạt động của ​Dropshipping.

Ok, let's go !!!!

​I. HIỂU RÕ VỀ DROPSHIPPING

​1. Dropshipping là gì?

Dropshipping là 1 loại mô hình kinh doanh cho phép công ty hoạt động mà không cần có hàng hóa, không cần sở hữu nhà xưởng để lưu trữ hàng hoặc thậm chí không cần tự giao hàng cho khách. Cách vận hành như sau: nhà bán lẻ sẽ hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ dropship, bên này đóng vai trò sản xuất và/hoặc lưu kho, đóng gói sản phẩm và thay mặt nhà bán lẻ giao chúng trực tiếp đến khách hàng của nhà bán lẻ.

dropshipping work

Hiểu đơn giản, dropshipping vận hành như sau:

  • Khách đặt hàng trên cửa hàng online của nhà bán lẻ.
  • Nhà bán lẻ thông qua hệ thống tự động hoặc tự mình chuyển đơn đặt hàng và thông tin khách hàng cho bên cung cấp dịch vụ dropship.
  • Dưới tên nhà bán lẻ, bên cung cấp dịch vụ dropship đóng gói và giao hàng trực tiếp tới khách.

​Loại hình kinh doanh này cực kỳ có sức hút bởi nó triệt tiêu yêu cầu đối với chủ cửa hàng là phải sở hữu một địa điểm kinh doanh hữu hình ví dụ như không gian ​cửa hàng hay nhà xưởng – thay vào đó, mọi thứ họ cần là một chiếc laptop với kết nối internet.

Lưu ý:

​Nhiều doanh nghiệp dù đã sở hữu các địa điểm hữu hình (văn phòng, nhà xưởng) nhưng vẫn sử dụng drop shipping cho một số mặt hàng của họ bởi hình thức này giúp giải phóng các nguồn lực và không gian cho các sản phẩm khác.

​ĐÁNH GIÁ VỀ DROPSHIPPING

​Cùng xem qua ưu và nhược điểm của mô hình này nhé

Ưu điểm của Dropshipping​

  • Tạo dựng đơn giản: Để tạo nên nó, ​về cơ bản ta chỉ cần 3 bước – tìm nhà cung cấp, dựng website và bắt đầu bán hàng! Đối với người còn bỡ ngỡ với nền công nghiệp thương mại điện tử, mô hình kinh doanh này tương đối dễ hiểu và dễ triển khai.
  • Chi phí bắt đầu thấp: Trong các mô hình kinh doanh truyền thống, đa số chi phí có liên quan đến thiết lập và vận hành các hoạt động bán lẻ, ví dụ như ​phải bỏ tiền để mua hàng hóa.... Vì dropshipping loại bỏ bước đó, nên tất cả những gì b​ạn phải trả là các chi phí liên quan đến việc vận hành website của bạn (hosting, giao diện, các ứng dụng, v.v.).
  • Chi phí vận hành không quá cao: Như đã đề cập trước đó, chủ doanh nghiệp không cần phải mua hàng, vì vậy các chi phí để thuê hay mua nhà kho/​cửa hàng và các chi phí cần thiết liên quan (tiền điện, hóa đơn điện thoại, văn phòng phẩm, v.v.) sẽ không là vấn đề. Tất cả bạn cần quan tâm là các chi phí cố định cho việc quản lý website​ & quảng cáo
  • Rủi ro thấp hơn hẳn mô hình kinh doanh truyền thống: Doanh nghiệp sẽ không mất gì nếu không bán sản phẩm, vì vậy bạn sẽ ít hoặc hầu như không bị áp lực trong việc bán hàng.
  • Có thể được vận hành ở bất kỳ đâu: Không văn phòng, không nhà xưởng, không người làm, và không cả những phiền toái. Gần như không phải gắn liền với một địa điểm hữu hình có nghĩa là bạn có thể ngồi trên bờ biển, nhâm nhi ly cà phê trong khi vẫn thu về lợi nhuận. Bạn chỉ cần có một chiếc laptop và Internet.
  • Đa dạng các loại sản phẩm: Luôn có 1 nhà cung cấp dịch vụ dropship cho hầu hết những thứ bạn muốn bán! Bạn có thể chỉ dựa vào một sản phẩm thật chất lượng, bán nhiều sản phẩm cùng lúc hoặc kết hợp cả hai; điều ấy tùy thuộc vào bạn. Hãy tìm ra thị trường ngách của bạn và chắc chắn sẽ có một nhà cung cấp cho những sản phẩm đó.
  • Có nhiều thời gian và nguồn lực hơn để mở rộng kinh doanh: Trong những mô hình kinh tế truyền thống, nếu muốn thu nhiều lợi nhuận hơn, bạn phải làm nhiều việc hơn và đầu tư thật nhiều vào bể nguồn lực. Với dropshipping, tất cả những gì bạn cần làm là gửi nhiều đơn hàng hơn cho nhà cung cấp dịch vụ dropship và để họ xử lý mọi thứ còn lại trong khi vẫn có lợi nhuận và dành nhiều thời gian hơn để phát triển các kế hoạch và mở rộng quy mô kinh doanh.
  • Giảm tổn thất từ hàng hóa bị thiệt hại: Vì việc vận chuyển đi trực tiếp từ nhà cung cấp tới khách hàng, các công đoạn vận chuyển sẽ ít đi, làm giảm mạnh nguy cơ hàng bị hư hại khi được vận chuyển từ địa điểm này tới địa điểm khác.

Nhược điểm của Dropshipping​

  • Biên lợi nhuận thấp hơn so với bán sỉ hoặc tự sản xuất: Tùy thuộc vào sản phẩm của bạn, địa điểm của bạn và những yêu cầu khác, các nhà cung cấp và người bán hàng sẽ tính phí cao cho những sản phẩm dropshipping, chi phí này sẽ ăn vào biên lợi nhuận của bạn.
  • Chịu hoàn toàn trách nhiệm khi có sự cố xảy ra: Vì khách hàng mua sản phẩm từ website của nhà bán lẻ, nếu nhà cung cấp làm không cẩn thận, lỗi vẫn thuộc về nhà bán lẻ bởi thương hiệu là bộ mặt của cả quá trình bán lẻ. Đây chính là lý do vì sao việc chọn đúng nhà cung cấp lại vô cùng quan trọng.
  • Khả năng kiểm soát thương hiệu thấp hơn: Sự hài lòng của khách hàng thường liên quan tới các chi tiết – việc đóng gói được cá nhân hóa và thương hiệu của sản phẩm được giao, hàng miễn phí và các chú thích đi kèm với đơn hàng – đa phần những điều nhỏ như vậy sẽ để lại ảnh hưởng. Nhưng không may là mô hình dropshipping hiếm khi cho nhà bán lẻ cơ hội kiểm soát cách thương hiệu của mình được hiển thị trong quá trình vận chuyển, đóng gói và giao hàng bởi nhà cung cấp mới là người giao sản phẩm. Tuy nhiên, có một số nhà cung cấp sẵn sàng cho phép bạn làm điều đó – nhưng ​sẽ mất thêm một khoản phí nhỏ đi kèm.
  • Một số vấn đề phát sinh trong việc vận chuyển: Việc bán các sản phẩm khác nhau có vẻ là một cách hợp lý để tăng doanh thu và tạo ra lợi nhuận tương đối, nhưng cũng có thể không nếu nhà bán lẻ có nhiều nhà cung cấp cho các sản phẩm của mình. Các nhà cung cấp khác nhau sẽ tính phí giao hàng khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như địa điểm, loại sản phẩm, v.v.. Nếu khách hàng đặt những sản phẩm được giao bởi các nhà cung cấp khác nhau, nhà bán lẻ sẽ phải tính toán và trả riêng lẻ từng phí giao hàng. Để khách hàng phải trả những khoản phí khác nhau này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các tỷ lệ chuyển đổi, sau cùng sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
  • Mức độ cạnh tranh tương đối cao: Sự hấp dẫn và phổ biến của mô hình kinh doanh dropshipping đồng nghĩa với việc càng có nhiều các nhà bán lẻ đến từ mọi phân khúc và thị trường. Nếu nhà bán lẻ đang không cung cấp sản phẩm cho một phân khúc hay thị trường ngách cực kỳ cụ thể, họ có thể bị tổn thất từ những cạnh tranh này.
  • Việc quản lý hàng có thể khá phức tạp: Việc kiểm soát nguồn hàng của nhà cung cấp gần như là bất khả thi. Việc truyền đạt thông tin không rõ ràng giữa các bên có thể gây nên các vấn đề như sự hủy đơn và phải chuyển các đơn hàng thành backorder (đơn đặt hàng cho sản phẩm chưa có sẵn). Ngày nay, khía cạnh này đương nhiên có thể được quản lý bằng phần mềm nhưng sẽ kéo theo chi phí và có thể tăng các chi phí chung và chi phí cố định của bạn.

2. Tính khả thi và biên lợi nhuận của Dropshipping như thế nào ?

Cụ thể, biên lợi nhuận của dropshipping có thể giao động từ 15% đến 45%. Tuy nhiên, biên lợi nhuận cho các mặt hàng tiêu dùng lâu bền hay hàng xa xỉ (ví dụ như đồ điện tử, trang sức, v.v.) có thể tạo ra biên lợi nhuận lên tới 100%. Việc cần làm khi bước chân vào một thị trường chưa quá bão hòa đó là tìm ra một thị trường ngách và một nhà cung cấp phù hợp. Một cách hay để đảm bảo lợi nhuận biên cao hơn đó là lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất thay vì từ người bán hàng hay nhà cung cấp, từ đó loại bỏ hiệu quả bên trung gian.

Một khi việc kinh doanh bắt đầu thành công và gây được chú ý, nó sẽ nhanh chóng trở thành cỗ máy kiếm tiền chỉ yêu cầu đầu vào tối thiểu. Những công ty kinh doanh dropshipping thành công như công ty của Irwin Dominguez, một nhân viên kế toán nay là một doanh nhân về thương mại điện tử, đã tạo ra 1 triệu USD doanh thu chỉ trong vòng 8 tháng chạy mô hình kinh doanh online này! Không phải mọi công ty làm dropshipping đều sẽ được như vậy, nhưng khả năng là có.

3. Nhà sản xuất (​Manufacturers), nhà bán buôn (​Wholesalers) và ​Nhà ​đại lý (​aggregator) liệu có giống nhau ?​

Không. Dù các thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau trong thế giới thương mại điện tử, chúng không giống nhau. Hãy làm rõ sự nhầm lẫn ở đây​​

  • Manufacturers: là bên thực sự tạo ra hàng hóa. Họ có thể hoặc không cung cấp dịch vụ dropshipping, nếu có thì thật may mắn cho bên bán lẻ bởi việc này loại bỏ những phiền hà và các chi phí bị thổi phồng lên bởi bên trung gian, từ đó bên bán lẻ nhận được mức giá tốt nhất có thể. Những khoản chi phí được giảm này sẽ chuyển thành các biên lợi nhuận lớn hơn.
  • Wholesalers: Một nhà bán buôn hay nhà cung cấp dropship là người mua một loại sản phẩm với số lượng lớn từ nhà sản xuất và hỗ trợ đóng gói và giao hàng tới người mua online thông qua các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của nhà bán lẻ
  • Aggregator: là người mua các sản phẩm khác nhau từ nhiều nhà sản xuất để cung cấp cho nhà bán lẻ đa dạng các sản phẩm để bán. Một vài bất lợi của drop shipping có thể được giải quyết khi sử dụng một aggregator – không có nhiều chi phí giao hàng từ nhiều nhà bán buôn, thời gian phải gửi nhiều đơn hàng tới nhiều người bán ít đi (vì vậy ngăn chặn được việc bị nhầm lẫn hay chậm trễ đơn hàng và giao hàng) – tuy nhiên, nhớ rằng các aggregator sẽ đòi phí cao hơn, khả năng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận của bạn.

​II. DROPSHIPPING DÀNH CHO AI?

Dropshipping là một mô hình kinh doanh khá lý tưởng với những người mới lần đầu bước chân vào thế giới kinh doanh online. Nó hấp dẫn với người non nghề vì đây là cách khởi đầu việc kinh doanh với rủi ro thấp và khoản đầu tư cũng thấp, vì vậy không gây cảm giác như đang đánh cược.

Bởi lượng vốn cần để đầu tư là ​thấp​ nên mô hình này cũng lý tưởng với ai vốn đã sở hữu một cửa hiệu và có hàng nhưng vẫn đang tìm cách thử xem các sản phẩm cụ thể nào đó trong thị trường có kiếm lời được không trước khi mua về với số lượng lớn.

Mô hình này có thể gây thất vọng cho những ai mong đợi có ngay một biên lợi nhuận cao. Nếu lợi nhuận là mối quan tâm chính thì bạn nên tiếp cận thẳng với nguồn hàng – ví dụ như các nhà sản xuất – nhưng họ không phải lúc nào cũng hỗ trợ việc dropshipping. Vì lợi nhuận biên của dropshipping được cho là tương đối thấp khi so sánh với các mô hình kinh doanh khác như sản xuất và bán buôn, dropshipping có lẽ không phải là một điều tốt với thương hiệu của một startup mới mẻ, bởi doanh nghiệp sẽ không có quyền kiểm soát sau cùng đối với sự hài lòng của khách hàng thông qua branding và trải nghiệm ​thương hiệu.


​1. Những ​đối tượng ​phù hợp với Dropshipping

  • Chủ doanh nghiệp yêu cầu tính xác thực: Dropshipping có thể là một cách tuyệt vời để thử nghiệm sản phẩm mới, hoặc thậm chí là một startup mới, tránh được việc đầu tư quá nhiều vào hàng hóa có nguy cơ không bán được, vì vậy mô hình kinh doanh này hoàn hảo với những người chủ yêu cầu một mức độ xác thực cao về việc kinh doanh sản phẩm trước khi đầu tư.
  • Chủ doanh nghiệp chú trọng đến ngân sách: Dropshipping chắc chắn là phương thức bán hàng online ít tốn kém nhất bởi bạn sẽ không phải mua trước hàng hóa. ​cho nên​ ​nó rất phù hợp với những người ​có ngân sách hạn hẹp hoặc muốn chi phí startup càng thấp càng tốt.
  • Người lần đầu làm chủ doanh nghiệp: Dropshipping là một mô hình kinh doanh hợp lý với những ai mới bắt đầu bán hàng online. Sự thật là bán hàng online không hề dễ dàng. Đối với một marketer, việc tăng truy cập và chuyển hóa lượng truy cập đó có thể ngốn một khoảng thời gian dài để giải quyết và tối ưu. Chính những chi phí thấp khi khởi sự khiến các chủ doanh nghiệp non trẻ có cơ hội học cách lập nên một cửa hàng, tăng lượng truy cập và tối ưu hóa chuyển đổi trước khi đầu tư ​nhiều hơn vào các mặt hàng ​đó.
  • Các chủ doanh nghiệp kiểu Walmart: Dropshipping cũng dành cho người muốn bán nhiều loại hàng hóa và mẫu mã. Tùy thuộc vào khung giá của các sản phẩm bạn định bán, hoặc nếu bạn muốn bán hàng trăm, hàng ngàn các sản phẩm khác nhau, gần như là chắc chắn bạn phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để mua số hàng đó. Trong trường hợp này, dropshipping sẽ là một mô hình thích hợp bởi bạn không cần mua ​hàng trước

2. Những ​đối tượng không phù hợp với Dropshipping

  • Chủ doanh nghiệp tập trung vào thương hiệu: Xây dựng một thương hiệu bền vững không dễ nhưng phần thưởng nếu đạt được nó vô cùng xứng đáng. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu khi đang tận dụng mô hình drop shipping sẽ khó khăn hơn nhiều bởi bạn không thể kiểm soát nhiều yếu tố làm nên trải nghiệm của khách hàng. Ví dụ, sẽ có nhiều lần bạn phát hiện ra sau khi có khách mua một sản phẩm gì đó từ bạn, mặt hàng ấy từ dropshipper cũng hết sạch. Bạn có thể thấy khó chịu khi phải cố gắng phối hợp giữa khách hàng và dropshipper và có thể tạo nên một trải nghiệm thực sự tệ đối với khách. Một điều ​nữa là, do bạn không tự giao sản phẩm, bạn không thể kiểm soát trải nghiệm nhận bưu kiện của khách. Cuối cùng, vì bạn không tự giao hàng, bạn không có mối quan hệ nào với các công ty vận chuyển. Khi có sự cố xảy ra và khách hàng không nhận được sản phẩm, bạn không thể chỉ đơn giản là gọi UPS để giải quyết vấn đề. Bạn cần kết hợp việc này với một người quản lý tài khoản, và việc này có thể ngốn đến nhiều ngày để phân loại, và một lần nữa khiến khách hàng ​khó nuốt trôi.
  • Chủ doanh nghiệp tập trung vào biên lợi nhuận: Có lẽ vấn đề lớn nhất của mô hình kinh doanh dropshipping chính là biên lợi nhuận rất nhỏ. Nhìn chung, với các sản phẩm và các công ty dropshipping truyền thống, biên lợi nhuận gộp (gross margin) của bạn (bằng giá bán sản phẩm trừ đi các chi phí bạn trả dropshipper) sẽ vào khoảng​ 10 – ​20%. Vào cuối ngày khi bạn thanh toán phí giao dịch, dịch vụ email, và các phí dùng vào các app khác, bạn sẽ thấy còn lại chỉ có vài phần trăm. Có kha khá những chủ doanh nghiệp online vận hành việc kinh doanh dropshipping tạo ra doanh thu 1 triệu USD mỗi năm và chỉ kiếm được lợi nhuận từ 40 – 50 nghìn USD​.
  • Các marketer không sáng tạo: Đa số các nhà sản xuất (có thể kiêm luôn dropshipper cho sản phẩm của chính họ) có mục tiêu trong đó 30% doanh thu phải đến từ việc bán hàng trực tiếp tới khách, thường là thông qua trang thương mại điện tử của họ. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang bán sản phẩm của các nhà cung cấp này, bạn sẽ trực tiếp cạnh tranh với họ, người mà có khả năng có biên lợi nhuận cao hơn nhiều so với bạn ở cùng một mặt hàng. Đối đầu trực tiếp với họ là vô ích. Họ gần như sẽ thắng bởi có đủ khả năng. Nếu bạn muốn đánh bại chính nhà cung cấp của mình, bạn sẽ phải trở nên sáng tạo, tìm kiếm và khai thác những kênh họ chưa dùng đến để tiếp cận khách hàng.​

​III. TÌM RA NHỮNG SẢN PHẨM HOÀN HẢO ĐỂ  BÁN DROPSHIP​.

1. Các tiêu chí để chọn ra được những sản phẩm hoàn hảo cho mô hình Dropshipping.

Để việc kinh doanh trong ngành thương mại điện tử thành công, bạn phải tìm đúng sản phẩm để bán, đặc biệt khi đã chọn dropshipping, việc tìm đúng sản phẩm có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất đối với việc kinh doanh của bạn.

Gần như không có cách nào để biết được sản phẩm nào là hoàn toàn tuyệt hảo cho mô hình kinh doanh dropshipping. ​Tuy nhiên, việc có một danh sách các tiêu chí lựa chọn sản phẩm mà bạn chắc chắn sẽ bán được (dựa trên thực tế, các con số, và nghiên cứu ​chi tiết) là một cách hợp lý để ​quyết định sau cùng sẽ bán sản phẩm nào.

Không có nhận xét nào